Trị vì Anastasius_I_(hoàng_đế)

Ngoại giao và chiến tranh

Tranh ngà voi Barberini, một bức tranh bộ đôi bằng ngà voi từ thế kỷ thứ 6 đại diện cho một trong hai vị Hoàng đế Đông La Mã là Anastasius I hoặc Justinianus I.

Anastasius tham gia vào cuộc chiến tranh Isauria chống lại kẻ cướp ngôi Longinus và cuộc chiến tranh Anastasius chống lại quân Sassanid Ba Tư.

Cuộc chiến tranh Isauria (492-497) bị khuấy động bởi phe cánh Isauria ủng hộ Longinus, hoàng đệ của Zeno đã từ chối công nhận ngôi vị của Anastasius. Trận Cotyaeum năm 492 đã phá vỡ thực lực của phe nổi loạn nhưng cuộc chiến tranh du kích vẫn còn tiếp tục ở vùng núi xứ Isauria trong một số năm nữa.

Trong cuộc chiến tranh Anastasius (502-505), TheodosiopolisAmida bị quân Sassanid chiếm được, nhưng các tỉnh Ba Tư chịu tổn thất nghiêm trọng và quân Byzantine đã chiếm lại Amida. Cả hai bên đều kiệt quệ khi hòa bình được lập lại vào năm 506 dựa trên cơ sở nguyên trạng. Anastasius sau đó cho xây dựng một pháo đài kiên cố là Daras để ngăn người Ba Tư tiến vào Nisibis. Các tỉnh vùng Balkan đã bị quân đội rút lui bỏ mặc cho người SlavBulgar tràn vào tàn phá, nhằm bảo vệ thành Constantinopolis và các vùng phụ cận tránh những cuộc công hãm, Hoàng đế ra lệnh xây dựng bức tường thành Anastasius kéo dài từ Propontis đến Euxine.

Nội trị và tôn giáo

Ngay khi lên ngôi được ít lâu, Anastasius đã cho tiến hành cuộc cải cách tiền tệ vốn bị suy sụp một phần trong thế kỷ thứ 5, hệ thống mới này liên quan đến ba mệnh giá của đồng xu bằng vàng (đồng solidus và 1/3 của nó) và năm đồng xu bằng đồng (follis, trị giá 40 nummi và các thành phần của nó xuống một nummus). Một đồng xu 40 nummi của Anastasius được miêu tả trên mặt tờ tiền giấy 50 denar của Macedonia ban hành vào năm 1996.[11]

Anastasius vốn là một tín đồ của giáo thuyết Miaphysite, dựa theo những lời dạy của Cyril thành AlexandriaSeverus thành Antioch đã giảng "Một nhiên tính của Chúa Kitô" trong sự hợp nhất vẹn toàn nhân tính và thiên tính, thế nhưng chính sách Giáo hội của ông lại khá ôn hòa; Hoàng đế cố gắng duy trì nguyên lý Henotikon hay "Chỉ dụ Hợp nhất" của Zeno và sự bình an của Giáo hội. Đến khi xảy ra những cuộc biểu tình bạo động của dân chúng Byzantine mới buộc Anastasius phải từ bỏ chính sách này và công nhận cương lĩnh của Miaphysite. Hậu quả là ông làm mất lòng các tỉnh ở châu Âu, lợi dụng điều này một người đầy tham vọng tên là Vitalianus quyết định nổi dậy chống lại triều đình, hơn nữa còn phái người sang cầu cứu sự trợ giúp của bầy người "Hung" (514515); cuối cùng cuộc nổi loạn đã bị trấn áp thành công nhờ công lao của tướng Marinus đã giành thắng lợi trong một trận hải chiến ác liệt.

Vấn đề kế vị

Trong Anonymous Valesianus có nhắc đến một tài liệu nói về sự lựa chọn người nối ngôi của Anastasius về vấn đề kế vị: Hoàng đế không biết chọn ai trong số ba người cháu để kế thừa ngôi vị, do vậy ông mới nghĩ ra một cách là trước tiên để một bức chiếu thư dưới một cái trường kỷ và gọi những người cháu ngồi vào mấy cái ghế trong phòng; ngoài ra còn hai cái ghế khác; ông tin rằng người cháu nào ngồi lên cái trường kỷ đặc biệt đó thì mới có tư cách kế vị. Tuy nhiên, hai người cháu của ông lại cùng ngồi trên trường kỷ này và một người nữa với bức chiếu thư được che giấu vẫn để trống.

Rồi sau khi đưa vấn đề này trong lời cầu nguyện trước Chúa, Anastasius quyết định rằng người đầu tiên bước vào phòng của ông vào sáng hôm sau sẽ là vị Hoàng đế tiếp theo, và người đó chính là Justinus lúc này đang giữ chức trưởng quan vệ binh trong cung. Trên thực tế, Anastasius có lẽ chưa bao giờ nghĩ là sẽ chọn Justinus làm người nối ngôi, nhưng vấn đề đã được ông xác nhận sau khi mình qua đời. Vào cuối đời mình, Anastasius đã để lại trong quốc khố với số tiền dồi dào lên đến 23.000.000 solidi hoặc £ 320.000 lượng vàng là nền tảng cho sự thịnh trị thời Justinianus I.[12]

Anastasius mất mà không có con cái nối dõi ở Constantinopolis vào ngày 9 tháng 7 năm 518 và được chôn cất tại Nhà thờ các Thánh Tông Đồ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anastasius_I_(hoàng_đế) http://books.google.com/books?id=AXw8AAAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=ep6U-meRt00C&pg=P... http://books.google.com/books?id=p5VUAAAAYAAJ&pg=P... http://www.nbrm.gov.mk http://www.nbrm.mk/default.asp?ItemID=5C72BB65613C... http://www.roman-empire.net/articles/article-024.h... http://www.roman-emperors.org/anastasi.htm http://www.roman-emperors.org/justin.htm https://web.archive.org/web/20080417024211/http://... https://web.archive.org/web/20121024202736/http://...